Nuôi dê Dê_Đông_Phi

Bài chi tiết: Nuôi dê
Dê là một tài sản của nhiều nông dân châu Phi trong điều kiện khô hạn

Tại Kenya, nắng hạn gay gắt kéo dài triền miên suốt hai năm, người dân ở hạt Kitui, miền Đông nước Kenya đã thức thời bằng cách chuyển dịch đầu tư vào những con dê. Dê là đầu ra cho người nông dân trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở đông Kenya, Con dê là tài sản quý của nhiều gia đình và nông dân trong vùng đã thực hiện việc nuôi giữ dê bản địa như một biện pháp thích ứng với tình trạng khô hạn kéo dài. Ngoài bán dê kiếm thu nhập, người nông dân còn vắt sữa. Sữa vắt rất ít, khoảng nửa lít mỗi ngày, nhưng ít nhất cũng đủ cho họ thêm sức chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong ngày.

Thức ăn cho chúng phải khô ráo, không hôi mốc, sạch không lẫn đất cát; phải để nước sạch trong chuồng để dê uống khi khát. Có thể nuôi theo 3 kiểu: chăn dắt (quảng canh), cột buộc ở khu vực quanh nhà, đồi gò hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả (bán thâm canh) và nuôi nhốt cố định tại chuồng (thâm canh). Việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi rất quan trọng. Người nuôi dê phải biết áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Vì là loại động vật không ưa độ ẩm cao nên chuồng trại cho dê cần phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt.

Cần tránh cho dê giao phối đồng chủng để bảo đảm năng suất, chất lượng con giống. Khi dê đực con nuôi thời gian khoảng 4 tháng tuổi ra nuôi riêng với dê cái. Đối với dê cái phối giống lần đầu ở thời điểm nuôi từ 7 – 8 tháng tuổi. Không dùng dê đực giống là bố, dê cái là con hoặc cháu, đực giống là anh, dê cái là em cho phối giống với nhau để tránh hiện tượng trùng huyết. Trong thời gian dê có chửa tránh dồn đuổi, đánh đập và không nhốt chung với dê đực để tránh bị dê đực nhảy, dễ sảy thai.

Liên quan